Tổ chức Lục quân Đức Quốc xã

Adolf Hitler với Wilhelm Keitel, Friedrich PaulusWalther von Brauchitsch, tháng 10 năm 1941

Oberkommando des Heeres (OKH) là Bộ Tư lệnh tối cao Lục quân của Đức Quốc Xã từ năm 1936 đến năm 1945. Về lý thuyết, Oberkommando der Wehrmacht (OKW) giữ vai trò là bộ tham mưu quân sự các lực lượng vũ trang của Đức Quốc xã, phối hợp các nhánh của Wehrmacht (Heer, Kriegsmarine, và Luftwaffe) trên hoạt động. Trên thực tế, OKW đóng vai trò cấp dưới trực tiếp cho cá nhân Hitler, chuyển các ý tưởng của ông ta thành các kế hoạch và mệnh lệnh quân sự, đồng thời ban hành chúng cho ba quân chủng.[5] Tuy nhiên, khi Thế chiến thứ hai diễn ra, OKW thực hiện ngày càng nhiều quyền chỉ huy trực tiếp đối với các đơn vị quân đội, đặc biệt là ở phía Tây. Điều này có nghĩa là vào năm 1942, OKW là cơ quan chỉ huy trên thực tế của các lực lượng tại Mặt trận phía Tây trong khi Bộ Tư lệnh tối cao Lục quân (OKH) giữ một vai trò tương tự ở Mặt trận phía Đông.[6]

Abwehr là tổ chức tình báo quân đội từ năm 1921 đến năm 1944. Thuật ngữ Abwehr (tiếng Đức có nghĩa là "phòng thủ", ở đây ám chỉ phản gián) đã được tạo ra ngay sau Thế chiến thứ nhất như một sự nhượng bộ bề ngoài đối với khối Đồng minh rằng các hoạt động tình báo của Đức chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Sau ngày 4 tháng 2 năm 1938, tên Abwehr được đổi thành Cục Hải ngoại / Văn phòng Phòng thủ của Bộ Tư lệnh tối cao Lực lượng Vũ trang (Amt Ausland / Abwehr im Oberkommando der Wehrmacht).

Đức đã sử dụng một hệ thống các quân khu (tiếng Đức: Wehrkreis) để giảm bớt các chỉ huy hiện trường nhiều công việc hành chính nhất có thể và cung cấp một nguồn nhân lực thường xuyên các tân binh được huấn luyện và cung cấp cho các lực lượng dã chiến.

Tổ chức lực lượng chiến trường

Lính Đức ở Hy Lạp, tháng 4 năm 1941

Quân đội Đức được cấu trúc chủ yếu trong các cụm tập đoàn quân (Heeresgruppen) bao gồm một số tập đoàn quân đã được di chuyển, tái cơ cấu hoặc đổi tên trong quá trình chiến tranh. Lực lượng của các nước đồng minh, cũng như các đơn vị gồm những người không phải là người Đức, cũng được giao cho các đơn vị Đức.

Đối với Chiến dịch Barbarossa năm 1941, các lực lượng Lục quân được giao cho ba nhóm chiến dịch chiến lược:

Dưới cấp Cụm tập đoàn quân gồm binh đoàn dã chiến, bao gồm cả các cụm thiết giáp (Panzergruppe), sau này trở thành các đội hình cấp tập đoàn quân, quân đoànsư đoàn. Ngoài ra, Lục quân còn sử dụng thuật ngữ tiếng Đức Kampfgruppe, có nghĩa là cụm tác chiến. Chúng thường được đặt tên theo tên các sĩ quan chỉ huy của chúng.

Các nhánh chuyên môn

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lục quân Đức Quốc xã http://www.killology.com/maneuver_warfare.pdf http://www.history.army.mil/books/wwii/7-4/7-4_Con... https://books.google.com/books?id=1DLRMQfzyVwC&pg=... https://books.google.com/books?id=8o3wAgAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=LfGXBgAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=b46vCwAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=bE1E2My2jvoC&pg=... https://books.google.com/books?id=gYDN-UfehEEC&pg=... https://books.google.com/books?id=h5_tSnygvbIC&pg=... https://books.google.com/books?id=hD7KBQAAQBAJ&pg=...